MẤT NGỦ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO

Mất ngủ tình trạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một khi mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm mất ngủ sẽ đem lại hiệu quả sớm nhất cho người bệnh. Trong phần lớn trường hợp, điều trị bằng thuốc phối hợp PHCN đem lại tác dụng tốt hơn cho người bệnh.

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ với nhiều trạng thái khác nhau như khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không đủ sớm, ngủ hay mơ. Sau ngủ dậy, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, không tập trung, dễ buồn ngủ nhưng khó ngủ lại. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, cuộc sống.

Theo thời gian, mất ngủ phân thành 2 dạng:

– Mất ngủ cấp tính: Không thường xuyên, thường không kéo dài quá 1 tháng. Mất ngủ này thường liên quan đến tính chất công việc, stress, kì thi, cảm xúc, cú sốc tinh thần,…Điều trị sớm mang lại hiệu quả tích cực.

– Mất ngủ mạn tính: Mang tính chất tường xuyên, lặp lại nhiều lần, kéo dài trên 1 tháng. Mất ngủ đoạn này thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tâm thần, nguyên nhân do nhiều bệnh lý gây ra hoặc mất ngủ cấp tính không điều trị triệt để.

Ngoài ra còn có loại mất ngủ theo chu kì sinh học, do bệnh lý.

2. Nguyên nhân, triệu chứng các loại mất ngủ là gì?

2.1 Nguyên nhân:

– Tâm lý: Áp lực công việc, tài chính, học tập hoặc sang chấn tâm lý ( thất nghiệp, người thân qua đời, đổ vỡ tình cảm,…)

– Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi múi giờ làm việc khi di chuyển đến quốc gia khác, thói quen thức khuya, ngủ nhiều vào sáng, chơi điện tử quá nhiều làm đảo lộn, ảnh hưởng giấc ngủ.

– Tuổi tác: Tuổi càng lớn càng dễ mất ngủ do giảm hoạt động thể lực, giảm ngưỡng bị đánh thức, sử dụng đa thuốc.

– Chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà,… sử dụng quá nhiều hoặc dùng nhiều vào chiều tối khiến khó ngủ nhiều về đêm.

– Thuốc: Tác dụng phụ của các thuốc điều trị đa bệnh, hoặc sử dụng nhiều thuốc trầm cảm, hen suyễn, giảm đau cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Bệnh lý: dị ứng, viêm khớp, cứng cơ, thoái hoá khớp, tuyến giáp, trào ngược dạ dày thực quản, thay đổi nội tiết tốt, bệnh lý tâm thần đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Sinh hoạt: Ăn uống quá nhiều vào buổi tối, lười tập thể dục.

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc.

2.2 Triệu chứng:

– Trằn trọc, khó vào giấc.

– Ngủ hay mơ, dễ giật mình, dậy sớm do khó ngủ.

– Mệt mỏi, không tập trung, căng thẳng sau khi ngủ dậy.

– Tâm trạng lo âu, thay đổi thất thường.

3. Điều trị mất ngủ như thế nào?

3.1 Thuốc:  

– Tuỳ vào bệnh lý gây mất ngủ, các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thuyên giảm sẽ cải thiện được giấc ngủ.

– Các nhóm thuốc điều trị mất ngủ như thuốc an thần, kháng hisatmin, thuốc ức chế thần kinh tham gia điều trị mất ngủ.

– Theo đông y, mất ngủ do nhiều tạng phủ như tâm, tỳ, can, thận, phế. Tuỳ chẩn bệnh cũng có nhiều thuốc lựa chọn cho điều trị mất ngủ như quy tỳ hoàn, định tâm an thần khang, tâm an lạc tiên,…

3.2 Thói quen:

– Thay đổi thói quen như không ăn khuya nhiều, vệ sinh giấc ngủ bằng cách ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước ngủ 1h, nằm đầu cao đối với người có trào ngược. Tham gia tập thể dụng, dưỡng sinh, thiền để ổn định tâm lý. Ngủ trước 11h đêm phù hợp với sinh lý cơ thể người.

3.3 Phương pháp YHCT không dùng thuốc:

– Xoa bóp bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông khí huyết, an thần.

– Châm cứu một số huyệt như an miên, thần môn, nội quan, ngoại quan, bách hội, tứ thần thông giúp cải thiện giấc ngủ.

– Cẩy chỉ các huyệt tương ứng điều trị mất ngủ.

3.4 Vật lý trị liệu:

– Sóng ngắn: giúp tăng tuần hoàn máu não điều trị mất ngủ do các bệnh lý thiếu máu não, cứng cơ, cứng khớp.

– Siêu âm: giúp dẫn lưu, điều chỉnh lưu lượng máu đến những vùng tổn thương gây mấy ngủ.

– Từ trường: giúp giảm độ nhớt máu, điều hoà dòng chảy giúp tăng lưu lượng máu, điều trị mất ngủ.

– Điện trường cao áp: kích thích, hoạt hoá tế bào, tăng hoạt tính và chuyển hoá nước trong cơ thể, giải toả stress, đưa cơ thể về trạng thái khoẻ mạnh, giảm căng thẳng tinh thần, đem lại giấc ngủ tốt.

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng điện hình như khó vào giấc, ngủ hay mơ, dễ tỉnh, trằn trọc, ngủ dậy dễ mệt mỏi. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và công việc người bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm mang lại hiệu quả tích cực. Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc vừa an toàn, cải thiện nhanh chóng, đem lại chất lượng sống cho người bệnh. Bạn có thể đặt lịch khám tại chuyên khoa PHCN Phòng khám Vĩnh Đức để được tư vấn và điều trị.

BS. Nguyễn Thị Thiên Hương