TÊ BÌ TAY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Tê bì tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể tê bì tay như dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép có thể dẫn đến ngón tay bị tê, biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc cũng có thể là bạn đang ngồi quá lâu.

Triệu chứng ban đầu của tê tay được mô tả là tê rần ở đầu ngón tay, người bệnh cảm thấy như có kim chích hay như bị kiến cắn. Những triệu chứng này có thể càng ngày càng nặng và lan lên cổ tay, cánh tay… khiến người bệnh giảm cảm giác, thậm chí là mất cảm giác.

Hiện nay, tê tay được chia làm 2 loại:

  • Tê tay sinh lý: xảy ra khi ngồi lâu hoặc cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài dẫn đến tê tay. Đối với loại này, triệu chứng tê tay sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
  • Tê tay bệnh lý: đây có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh lý.

Dưới đây là 11 nguyên nhân tê tay thường gặp:

1. Thiếu nguyên tố vi lượng

Nguyên tố vi lượng là những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể bao gồm vitamin và khoáng chất. Cơ thể bạn cần vitamin B12 để giúp hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin này có thể gây tê hoặc ngứa ran ở cả tay và chân. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu kali và magie cũng có thể gây triệu chứng tê.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có thể gây tổn thương thần kinh, điều này có ảnh hưởng đến cả tay và chân của bạn.

Một số loại thuốc có thể gây bệnh tê tay bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh: bao gồm phenytoin.
  • Thuốc chống ung thư: bao gồm cisplatin và vincristine.
  • Thuốc điều trị tim hoặc huyết áp: bao gồm amiodarone và hydralazine.
  • Thuốc kháng sinh: bao gồm metronidazole, nitrofurantoin và fluoroquinolones.

Khi gặp triệu chứng tê tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

3. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay. Đường hầm ống cổ tay là một lối dẫn hẹp chạy qua trung tâm của cổ tay. Ở trung tâm của đường hầm này là dây thần kinh giữa giúp truyền cảm giác cho các ngón tay.

Khi bạn thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như gõ bàn phím máy tính hoặc làm việc trên dây chuyền lắp ráp có thể khiến các mô xung quanh dây thần kinh giữa bị phồng lên và gây áp lực lên dây thần kinh này. Điều này có thể gây tê tay phải, tê bàn tay trái hoặc cả hai tay cùng với cảm giác ngứa ran, đau và yếu.

4. Tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

5. Chứng rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp ở cổ của bạn sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém dần hoặc suy giáp.

Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác của cánh tay và chân. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này có thể gây yếu, ngứa ran và tê đầu ngón tay, bàn chân của bạn.

6. Đột quỵ gây tê tay

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tê tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Do đó, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường kèm theo bao gồm:

  • Đầu óc lẫn lộn
  • Khó phát âm hoặc hiểu người khác
  • Đột ngột nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đau đầu đột ngột
  • Yếu hoặc tê tay chân đột ngột, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể

7. Bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia

Khi bạn uống quá nhiều, rượu bia có thể làm hỏng các mô xung quanh cơ thể, bao gồm cả các dây thần kinh. Do đó, những người lạm dụng rượu bia có thể gặp phải các triệu chứng ngứa ran, tê ở tay và chân.

8. Bệnh Lyme gây tê tay

Tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Bệnh Lyme là bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể động vật lây truyền sang người. Những người nhiễm vi khuẩn gây bệnh Lyme sẽ bị vết sưng đỏ và các triệu chứng giống như bệnh cúm, chẳng hạn như sốt và ớn lạnh.

9. Chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau cơ. Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính vì các triệu chứng đều có nét giống nhau. Cảm giác mệt mỏi cùng với chứng đau cơ xơ hóa có thể trở nên trầm trọng hơn. Cơn đau cơ thường tập trung ở nhiều điểm đau khác nhau trên cơ thể.

10. Bệnh lupus gây tê tay

Lupus là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể bạn tấn công các cơ quan và mô của chính bạn. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm khớp, tim, thận và phổi.

  • Triệu chứng của bệnh lupus có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời phụ thuộc vào các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến ngứa ran hoặc tê tay

11. Hội chứng Guillain Barre:

Hội chứng Guillain – barré là một bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính (rễ và dây thần kinh ở tủy sống và dây thần kinh sọ não). Đây là trường hợp cần cấp cứu về bệnh thần kinh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Triệu chứng đầu tiên của bệnh gồm cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, MRI, xét nghiệm chức năng thần kinh (như EMG), xét nghiệm máu… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể.

ĐIỀU TRỊ TÊ TAY BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

  • Vật lý trị liệu là xu thế chữa bệnh hiện nay khi mà hiệu quả cao, không tác dụng phụ. Đặc biệt khi điều trị giai đoạn sớm, hiệu quả rất cao, tránh nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.
    • Sóng ngắn càng: dùng lực của sóng ngắn để tăng áp suất, đồng thời tăng tính thấm của màng, kích thích thần kinh.
    • Siêu âm: khả năng gia tăng nhiệt vào sâu bên trong từ đó, tăng tuần hoàn mền năng, lành nhanh các tổn thương thần kinh.
    • Laser: tác dụng vào ty thể của tế bào là giảm quá trình sản xuất ATP, ức chế hoạt động dây thần kinh có tác dụng kiểm soát đau và tăng tính thấm của màng tế bào.
    • Dòng điện: dòng H-Wave, Tens, Giao thoa truyền kích thích vào các sợi thần kinh bị chèn ép bên nằm sâu bên trong để kiểm soát đau.
    • Từ trường: xuyên sâu vào trong tế bào, thiết lập lại điện thế màng giúp màng tế bào ổn định thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, loại bỏ chất thải, tái tạo dây thần kinh.

Phòng khám Đa khoa Vĩnh Đức là một trong những nơi không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn. Đặt lịch hẹn qua hotline 0918454347 để được khám và điều trị dứt điểm bệnh.