Làm gì khi viêm bao hoạt dịch khớp gối ?

Viêm bao hoạt dịch gây sưng tấy, đau đớn làm bệnh nhân khó khăn khi vận động. Làm gì khi viêm bao hoạt dịch khớp gối đó là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Tại sao viêm bao hoạt dịch ?

Bao hoạt dịch là là một phần bao khớp tiết ra dịch sánh để bôi trơn khớp, giúp cho khớp vận động trơn tru (phân biệt túi hoạt dịch là nơi chứa dịch bôi trơn).

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm xảy ra ở bao hoạt dịch, lớp đệm giữa gân, xương và cơ. Rối loạn này ảnh hưởng đến chuyển động trong khu vực và gây đau. 

Những vị trí phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là khuỷu tay, vai và hông. Tuy nhiên, viêm bao hoạt dịch ở gót chân, đầu gối và gốc ngón chân cái cũng có thể xảy ra. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra gần các khớp liên quan đến các chuyển động thường xuyên lặp đi lặp lại.

Tổn thương này gây ra cảm giác đau đớn và hạn chế phạm vi chuyển động của người bệnh. Để cải thiện tình trạng viêm và giảm cảm giác đau nhức, bệnh nhân cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ Cơ Xương Khớp kết hợp các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.

Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch

Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch bao gồm:

  • Đau khớp: Đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp gối, khớp mắt cá chân và khớp quai hàm.
  • Sưng khớp: Vùng xung quanh khớp bị sưng, trở nên phồng lên và đỏ
  • Nóng khớp: Khớp cảm thấy nóng hơn so với các khớp khác hoặc so với nhiệt độ bình thường của cơ thể.
  • Giới hạn chức năng: Do viêm và sưng, cử động của khớp bị hạn chế và gây ra khó khăn trong việc di chuyển, làm giảm khả năng sử dụng khớp bình thường.
  • Cảm giác tự phát: Có thể có cảm giác đau hoặc khó chịu tự phát trong khớp mà không cần tác động từ bên ngoài.

Các lý do gây viêm bao hoạt dịch :

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm bao hoạt dịch khớp, bao gồm:

Nguyên nhân do áp lực và chấn thương lặp lại

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là do áp lực và chấn thương lặp đi lặp lại. 

  • Nhiễm trùng: Một số vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập vào màng bao hoạt dịch khớp và gây ra viêm nhiễm. Các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dịch kế phát và viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra viêm bao hoạt dịch khớp.
  • Tổn thương: Tổn thương trực tiếp vào khớp cũng có thể gây viêm bao hoạt dịch khớp. Các nguyên nhân tổn thương có thể bao gồm tai nạn, va đập, hoặc chấn thương do hoạt động thể thao.

Nguyên nhân về bệnh lý

Các bệnh lý tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ toàn thân, và bệnh vẩy nến có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.

Đặc biệt, những người trung niên mắc các bệnh mãn tính như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh tuyến giáp và tiểu đường có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch cao nhất.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm bao hoạt dịch

Để chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch, các bác sĩ thường dựa vào tiền sử bệnh của bệnh nhân và tiến hành thăm khám. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm, chụp chiếu Cơ xương khớp khác.

Tiền sử bệnh và khám lâm sàng

Ngoài việc thu thập thông tin tiền sử bệnh, các bác sĩ còn thăm khám trực tiếp cho người bệnh để đánh giá thời gian khởi phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • So sánh cả hai đầu gối, đặc biệt nếu cơn đau chỉ ở một bên.
  • Ấn nhẹ xung quanh khớp gối để kiểm tra xem có sưng, nóng hay đau không.
  • Kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng để tìm dấu hiệu mẩn đỏ hoặc nhiễm trùng.
  • Nhẹ nhàng di chuyển các khớp của bệnh nhân để đánh giá phạm vi chuyển động và liệu cơn đau có xảy ra khi khớp bị uốn cong hoặc di chuyển quá mức hay không.

Làm gì khi viêm bao hoạt dịch khớp gối ?

BN nên chụp MRI- Xquang để chẩn đoán.

Để loại trừ chấn thương có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng tương tự thoát vị bao hoạt dịch khớp gối, đôi lúc bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp giúp phát hiện các vấn đề về xương hoặc viêm khớp (nếu có).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường và sóng radio mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương khớp trong cơ thể. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát được vị trí của các mô mềm như bao hoạt dịch khớp gối.
  • Siêu âm: Là phương pháp sử dụng sóng âm cao tần thông qua đầu dò để ghi nhận hình ảnh thực tại thời điểm, giúp bác sĩ hình dung rõ hơn tình trạng sưng tấy ở vùng bao hoạt dịch bị tổn thương.

Hút dịch xét nghiệm

Nếu các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh gout khi viêm bao hoạt dịch ở đầu gối thì sẽ chỉ định người bệnh làm hút dịch xét nghiệm để kiểm tra chất lỏng từ bao hoạt dịch bị viêm. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng gây đau nhức dữ dội và khó chịu cho người bệnh. Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các địa chỉ khám Cơ xương khớp uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám tình trạng, chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và dừng các hoạt động trong ít nhất 2-3 tuần. 

Thời gian đầu, các khớp bị viêm sẽ được cố định bằng băng thun hoặc nẹp để giảm đau và giảm viêm khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm đá hoặc uống thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin, naproxen để nhanh chóng giảm sưng đau. 

Trong trường hợp viêm bao hoạt dịch là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, kết hợp với việc chọc hút bớt dịch giúp người bệnh giảm đau tạm thời.

Tuy nhiên, việc chọc hút quá nhiều có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương phần mềm tại vùng chọc và phần nhiễm trùng bị lan rộng ra. Vì vậy, nếu sau 12 tuần điều trị mà tình trạng bệnh không chuyển biến tốt thì bệnh nhân sẽ phải tiến hành nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở để làm lành tổn thương và giảm áp lực lên bao hoạt dịch.

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung các loại cá vào bữa ăn như cá thu, cá hồi, các ngừ,… Nhóm thực phẩm này rất giàu axit béo omega-3, có thể giúp giảm đau bằng cách ức chế phản ứng viêm.
  • Chế biến các món ăn từ xương ống, xương sườn, sụn. Canxi, glucosamine và chondroitin trong các loại thực phẩm này giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa thoái hóa khớp.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, dâu tây, bưởi. Các loại quả này giúp tăng cường sức đề kháng, có khả năng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng chất photpho cao như thịt đỏ, nội tạng, đồ hộp chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tránh tuyệt đối các loại đồ uống có cồn như rượu bia hay nước có gas khiến cơ thể bị ứ nước, tổn hại hệ thống mao mạch quanh khớp xương. Điều này khiến quá trình trao đổi chất ở khớp xương chậm lại và xương khớp bị tổn thương.

Chế độ sinh hoạt, tập luyện

  • Duy trì cân nặng hợp lý, không để cơ thể bị thừa cân, béo phì nếu không sẽ khiến các khớp gia tăng áp lực vì phải tải trọng lượng cơ thể.
  • Hạn chế chơi môn thể thao có tính đối kháng, gây ra chấn thương trực tiếp hoặc té ngã và tiếp đất bằng gối như bóng đá, đấu vật, bóng chuyền…Nếu thực hiện, người bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ khớp gối khỏi nguy cơ chấn thương.
  • Không vận động quá mức, đặc biệt là bài tập có tư thế ngồi xổm (squat). Khuỵu đầu gối thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại có thể tạo áp lực nặng nề cho khớp gối.
  • Không mang vác nặng: Vật nặng sẽ làm gia tăng áp lực lên các túi hoạt dịch trong vai.
  • Tránh lặp đi lặp lại các hoạt động trong một thời gian dài.
  • Nếu phải quỳ gối trong thời gian dài, đừng quên dành ít phút để duỗi thẳng chân, cho đầu gối được nghỉ ngơi.
  • Khám tổng quát cơ xương khớp thường xuyên để theo dõi diễn biến của bệnh và tầm soát các bệnh xương khớp liên quan như viêm khớp, thoái hóa khớp.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm bao hoạt dịch, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, các phương pháp chẩn đoán, điều trị và cách chăm sóc hiệu quả. 

VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

  • Vật lý trị liệu hiện tại là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân viêm bao hoạt dịch khớp gối, với ứng dụng của các sóng siêu âm, dòng điện xung chuyên dụng sẽ cải thiện tức thời các phản ứng viêm, ngoài ra các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sử dụng kỹ thuật phục hồi chức năng, khôi phục lại trục gối, giúp cải thiện lâu dài không bị tái phát.
  • Ngoài các liệu pháp vật lý trị liệu thì các PP tiêm PRP, chất nhờn nhân tạo, collagen vào khớp gối cũng hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi khớp gối.
  • Phòng khám Vĩnh Đức với đầy đủ các thiết bị máy móc, đáp ứng tất cả các nhu cầu điều trị của bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ với kinh nghiệm điều trị hàng nghìn case viêm khớp gối sẽ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất, nhanh nhất và phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.