ĐAU VAI GÁY KHI NGỒI LÂU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ ?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị đau nhức phần xương vai, sau gáy, có cảm giác như kim đâm khi ngồi lâu tầm 30 phút hoặc khi nằm. Ngoài ra, em còn có biểu hiện đau ở cột sống và đổ mồ hôi khu vực cột sống, thời gian gần đây, cảm giác như kim đâm lan ra khắp phần lưng, cổ, gáy. Điều này ảnh hưởng đến việc ngồi học của em rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đau vai gáy khi ngồi lâu là dấu hiệu của bệnh gì?

Trần Văn Minh (1999)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Trọng Thịnh – Bác sĩ Phục hồi chức năng, Phòng khám Đa khoa Vĩnh Đức.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau vai gáy khi ngồi lâu là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Đây là hội chứng đau vai gáy do ngồi nhiều.

Bệnh đau cổ vai gáy thường có các triệu chứng mang tính cơ học, đó là:

  • Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.
  • Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác. Khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng, gây đau vùng cổ, vai, gáy.

Điều trị thế nào?

Vật lý trị liệu

  • Vật lý trị liệu là xu thế chữa bệnh hiện nay khi mà hiệu quả cao, không tác dụng phụ. Đặc biệt khi điều trị giai đoạn sớm, hiệu quả rất cao, tránh nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.
    • Siêu âm: khả năng gia tăng nhiệt vào sâu bên trong, từ đó, tăng tuần hoàn mền năng, lành nhanh các vết thương
    • HR: khả năng phát sinh nhiệt vào sâu bên trong vùng xuất hiện viêm, giúp kiểm soát đau và kháng viêm.
    • Dòng điện: dòng H-Wave truyền kích thích vào các sợi thần kinh bị chèn ép bên nằm sâu bên trong để kiểm soát đau.
    • Từ trường: xuyên sâu vào trong tế bào, thiết lập lại điện thế màng giúp màng tế bào ổn định thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, loại bỏ chất gây viêm.
  • Để phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 
    + Nên sinh hoạt, lao động đúng tư thế. 
    + Trước khi tập thể dục, chơi thể thao, cần đảm bảo khởi động kỹ càng. 
    + Không nên tập luyện quá sức và quá đột ngột. Nên nâng cao cường độ tập dần dần để cơ thể dễ dàng thích nghi và phòng tránh gây ra chấn thương trong quá trình tập luyện. 

Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị lâu dài. Cùng với đó, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh đau vai gáy, bạn nên:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.
  • Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.
  • Khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy cần giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, cần tránh tình trạng ngồi sai tư thế.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…

Nếu bạn còn thắc mắc về đau vai gáy, bạn có thể đến phòng khám đa khoa Vĩnh Đức để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến đến phòng khám. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!