PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là bệnh khớp tự miễn diễn biến mạn tính, trong đó số lượng khớp bị viêm và huỷ hoại có thể rất nhiều. Bệnh gây đau, nhức, teo cơ, yếu cơ, biến dạng khớp, cứng khớp, có thể dẫn đến mất khả năng lao động. Tỷ lệ tàn phế Viêm khớp dạng thấp cao do tình trạng phá huỷ khớp diễn tiến, do đó cần theo dõi và điều trị kịp thời. Điều trị viêm khớp dạng thấp cần phối hợp giữa thuốc và phục hồi chức năng. Trong đó, phục hồi chức năng giúp duy trì cải thiện chức năng vận động và đề phòng teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp cho người bệnh.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, diễn ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô chính trong cơ thể với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Bệnh gây nên các tổn thương bào mòn xương và huỷ khớp, dẫn đến dính và biến dạng khớp, thường gặp nhiều ở nữ giới.

2. Nguyên nhân, triệu chứng viêm khớp dạng thấp là gì?

2.1 Nguyên nhân: chưa có nguyên nhân rõ ràng, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn nhận định đây là bệnh miễn dịch với sự tham gia nhiều yếu tố nhiễm khuẩn hoặc di truyền.

Viêm khớp dạng thấp gây viêm, biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp gây viêm, biến dạng khớp.

2.2 Triệu chứng

– Các khớp sưng đau tính chất đối xứng, lan toả và thường gặp ở các khớp nhỏ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm thường gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Thời gian đau sưng liên tục trong ngày, đau nhiều về đêm, nghỉ ngơi không giảm đau.

– Cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1h. Người bệnh dễ mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài. Sốt có thể gặp trong đợt tiến triển của bệnh.

–  Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng ngoài khớp như tổn thương mắt, viêm màng phổi, bệnh lý tim mạch như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, rối loạn nhip tim, sụt cân, thiếu máu, suy nhược.

3. Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp như thế nào?

3.1 Vật lí trị liệu:

Vật lý trị liệu ứng dụng trong từng giai đoạn, từng tổn thương của bệnh viêm khớp dạng thấp:

– Nhiệt lạnh: Giảm sưng nề cục bộ, cải thiện đau do tình trạng viêm giai đoạn cấp tính.

– Laser: giúp tăng hoạt tính và chỉ số thực bào của bạch cầu, kích thích tái tạo tổ chức, tăng tốc độ kháng viêm.  

– Điện phân: thay đổi thẩm thấu màng tế bào, giảm tính acid trong mô nhằm giảm nhanh phù nề, sưng tấy. Điện phân dẫn thuốc giúp phục hồi và giảm đau hiệu quả.

– Siêu âm: sử dụng sóng siêu âm (sóng dọc) giúp giảm đau cục bộ, giãn cơ, tăng trao đổi chất tại khớp.

– Điện xung: giúp giảm đau do ức chế truyền cảm giác đau lên não, phóng thích morphin nội sinh, kích thích thần kinh cơ và các thần kinh ngoại vi.

– Vận động trị liệu: kỹ thuật xoa bóp, di động khớp, mô mềm, bài tập chủ động, thụ động,.. giúp duy trì tầm vận động và độ đàn hồi cấu trúc quanh khớp.

3.2 Chế độ sinh hoạt:

– Dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ và quả hạch, ưu tiên chế biến dạng hấp, luộc. Các thực phẩm nên hạn chế như nội tạng động vật, rượu, thịt đỏ, các thực phẩm nhiều đường, muối.

– Tập luyện: Mỗi giai đoạn bệnh có các biện pháp tập luyện khác nhau. Các bài tập sức bền, tăng cường chức năng tim mạch, hô hấp, hoạt động thể thao như bơi lội, đạp xe, đi bộ phù hợp ở giai đoạn bán cấp và mạn tính. Các bài tập được thực hiện tăng tiến từ từ và không làm sưng đau hay khởi phát tiến trình viêm khớp.

Thực hiện các bài tập nhằm gia tăng tầm vận động các khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp tựu miễn mạn tính. Bệnh diễn tiến nặng có thể đẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, giới hạn hoạt động sinh hoạt. Người bệnh nên đi khám và kiểm tra sớm khi phát hiện có một trong các triệu chứng như trên để kịp thời điều trị. Phục hồi chức năng giúp bảo tồn, giảm đau và cải thiện vận động hướng đến mục tiêu độc lập trong sinh hoạt. Bạn có thể đặt lịch khám tại chuyên khoa PHCN phòng khám Vĩnh Đức để được tư vấn và điều trị.

Bác sĩ
Nguyễn Thị Thiên Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *