PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐƯỜNG HẦM CỔ CHÂN

Hội chứng đường hầm cổ chân là một bệnh lý thần kinh gây ra do sự chèn ép của dây thần kinh xương chày sau trong rãnh sau, dưới mắt cá trong. Một số trường hợp, nó liên quan đến hội chứng thiếu máu khoang. Bệnh gây đau nhức cổ chân, Bàn chân, có thể lên đến cẳng chân. Phục hồi chức năng giúp cải thiện triệu chứng đau và giới hạn do chèn ép thần kinh gây ra.

1. DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ CHÂN

Hội chứng này có thể xác định 60-80% trường hợp. Tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam, nữ chiếm 56% trường hợp. Các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh:

  • Đau hoặc dị cảm dọc theo thần kinh chày sau.
  • Biến dạng bàn chân
  • Dấu hiệu Tiner dương tính của thần kinh chày sau: Hai ngón tay gõ nhanh lên ngay phía sau xương mắt cá trong thấy đau và tê giật lên các ngón chân.
  • Thử cảm giác và sức mạnh cơ bàn chân đặc biệt là cơ gấp các ngón chân .
  • Chụp XQ để xác định biến dạng bàn chân hoặc tổn thương xương.
  • Chẩn đoán điện cơ để xác định tổn thương thần kinh vận động và cảm giác .
  • Chụp cộng hưởng từ để xác định tổn thương thần kinh mềm hoặc biến dạng tổn thương thần kinh.

2. NGUYÊN NHÂN
Một số nguyên nhân phổ biến gây hội chứng đường hầm cổ chân như:

  • Chấn thương vùng cổ  bàn chân như sau bong gân, trật khớp và gãy xương ở vùng cổ chân và bàn chân .
  • Dị tật bàn chân vẹo ngoài.
  • Một số bệnh khớp như viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

3. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng kết hợp các yếu tố nguy cơ cao của người bệnh như tuổi tác, tiền sử lạm dụng rượu bia, mắc những bệnh nội khoa mạn tính như rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, cao huyết áp,… từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Các phương pháp cận lâm sàng thường được chỉ định gồm:

  • Chụp X-quang để xác định biến dạng bàn chân hoặc tổn thương xương.
  • Chẩn đoán điện cơ để xác định tổn thương thần kinh vận động và cảm giác.
  • Chụp cộng hưởng từ để xác định tổn thương thần kinh mềm hoặc biến dạng tổn thương thần kinh.

4. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ CHÂN

4.1 ĐIỀU TRỊ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Vật lý trị liệu là xu thế chữa bệnh hiện nay khi mà hiệu quả cao, không tác dụng phụ. Đặc biệt khi điều trị giai đoạn sớm, hiệu quả rất cao, tránh nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.

  • Điện xung: Kích thích điện còn được gọi là kích thích dây thần kinh qua da và kích thích các cơ quanh vùng cổ, bàn chân. Dòng điện xung có tần số cao, cường độ tăng dần như Diadynamic, Trobert, TENS, Giao thoa,… sẽ giúp giảm đau, thư giãn các cơ và giảm trương lực cơ co thắt, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng.
  • Sóng ngắn: Sóng ngắn có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong tổ chức (còn gọi là nội nhiệt) và gây hiệu ứng sinh học, do đó có các tác dụng điều trị giảm đau, chống viêm, giảm ứ đọng, tăng cường lưu lượng máu lưu thông.
  • Siêu âm: Sóng siêu âm đi sâu vào vùng tổn thương, tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng, giảm viêm, xoa bóp vi thể nhờ nguồn sóng dọc phát ra liên tục, giãn các khối cơ đang co thắt.
  • Laser: Laser giúp chống viêm, giảm phù nề, tái tạo lành vết tổn thương.
  • Vận động trị liệu:
    – Các bài tập vật lý trị liệu giúp tập luyện sự thăng bằng, điều hoà và sự nhanh nhẹn.
    – Các bài tập giữ sự ổn định tư thế của bàn chân.
    – Các bài tập tăng tính mềm dẻo linh hoạt của bàn chân.
    – Bài tập luyện dáng đi, luyện sức mạnh và sự bền bỉ cho bàn chân.
    – Ngoài ra sóng ngắn, HR, vi sóng,…. Việc lựa chọn các phương pháp VLTL sẽ được các BS, chuyên gia về VLTL cá thể hoá trên từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất.

4.2 ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen; thuốc giãn cơ… là biện pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định cho bệnh nhân bị. Các bác sĩ cũng có thể phối hợp với các bài tập vật lý trị liệu hay liệu pháp nẹp khớp để mang đến kết quả tốt hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng được kê toa thuốc ức chế TNF alpha như Adalimumab, Certolizumab, infliximab… để kiểm soát tình trạng viêm khớp.

Tuy nhiên, nếu người bệnh đang trong giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ nên trao đổi với các bác sĩ và thật thận trọng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

4.3 PHẪU THUẬT

Các phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu được thực hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng để kiểm tra khả năng đáp ứng của người bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh được chỉ định phẫu thuật.

Mỗi người có thể ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng bằng cách: 

  • Bảo hộ đầy đủ khi chơi thể thao, điều khiển các phương tiện giao thông… 
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường tiết niệu, tiêu hóa, bệnh mạn tính… 
  • Phụ nữ mang thai cần theo dõi sức khỏe sát sao hơn
  • Chú ý các hoạt động đặc thù có thể gây đau như chạy, leo cầu thang…  
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để tăng sức dẻo dai cho xương khớp 
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa stress để duy trì sức khỏe tổng thể

      Bác sĩ
Trần Ngọc Truật