NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN

Ảnh: Google

?. Rối loạn tiền đình là gì?

Dựa vào vị trí giải phẫu, rối loạn tiền đình được chia thành hai loại là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên là loại rất thường gặp, chiếm hơn 90% người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiền đình ngoại biên là chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh nhân có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn hoặc chính bệnh nhân xoay tròn so với những vật xung quanh. Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh lành tính, ở dạng nhẹ, triệu chứng chóng mặt chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng, người bệnh sẽ bị chóng mặt dữ dội và kéo dài. Các triệu chứng đi kèm thường là:

  • Té ngã có thể xảy ra khi chóng mặt, lúc này có thể bệnh nhân không thể đứng được, không thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được.
  • Buồn nôn, ói mửa xuất hiện và kéo dài
  • Giảm thính lực với các triệu chứng như ù tai, đầy tai, điếc đặc
  • Có thể xảy ra các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.
  • Khi khám ghi nhận triệu chứng rung giật nhãn cầu và ngón tay chỉ lệch.

?. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra khi tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, do các nguyên nhân như:

  • Viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Bệnh Meniere: Nguyên nhân bệnh do tăng thể tích trong hệ thống nội dịch do giảm sự hấp thu hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn. Ba triệu chứng đặc trưng là chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 50, nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
  • Uống rượu hoặc sử dụng các thuốc gây tổn thương tiền đình như:
    + Các thuốc lợi tiểu như furosemid, acid ethacrynic có thể gây rối loạn tiền đình- ốc tai với các triệu chứng chóng mặt, ù tai, điếc tai. Các rối loạn này thường hồi phục, nhưng một số trường hợp, khi thuốc được dùng liều cao thì không thể hồi phục được.
    + Các thuốc Quinine và salicylate dùng liều cao có thể gây chóng mặt kèm ù tai.
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây rối loạn tiền đình ngoại biên là: thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột, ít vận động; căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài hoặc bệnh lý thoái hóa cột sống cổ gây cản trở sự lưu thông mạch máu ở hệ đốt sống thân nền,…
Ảnh: Google

?. Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên là:

  • Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp, dữ dội, xảy ra phòng đề phòng tai nạn cho bệnh nhân.

Người bệnh cần nằm nghỉ mỗi khi xuất hiện cơn chóng mặt, tránh ánh sáng mạnh và kết hợp vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.

NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

NHẦM VỚI THIẾU MÁU NÃO

Khi có những triệu chứng ban đầu của rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… dễ nhầm tưởng với các triệu chứng của thiếu máu não.

TỰ MÌNH ĐOÁN BỆNH

Tự đoán bệnh sau đó mua thuốc uống theo kinh nghiệm của bản thân mà không có sự thăm khám hoặc tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ giàu kinh nghiệm.

LẠM DỤNG THUỐC TÂY

Thói quen lạm dụng thuốc tây quá lâu khiến tình trạng bệnh càng nguy hiểm hơn, khi không uống thuốc bị tái phát và nặng hơn.

CHỈ UỐNG THUỐC KHI BỆNH NẶNG

Chủ quan không uống thuốc nghĩ là bệnh sẽ tự khỏi, chỉ uống thuốc khi bệnh nặng.

?. Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình.

Một số động tác với đầu và cổ sau đây, nếu thực hiện mỗi ngày có thể loại trừ nguy cơ gây rối loạn tiền đình:

Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10 – 15 lần).

Nằm ngửa, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu rắc rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8 – 10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người đã có bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng, không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi làm việc với máy tính, hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích, tránh thay đổi tư thế đột ngột, không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh, giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt, tránh leo trèo cao, không đọc sách báo khi đang di chuyển, ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Ảnh: Google

Bệnh nhân đến ngay các cơ sở của Phòng khám Vĩnh Đức để được điều trị và theo dõi bởi các chuyên gia hàng đầu về vật lý trị liệu. Với phác đồ điều trị khoa học và phương pháp hiện đại, không cần dùng thuốc, bệnh nhân khỏi bệnh chỉ sau 1-2 tuần.

Hãy liên hệ với chúng tôi tại:

PHÒNG KHÁM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VĨNH ĐỨC

Trụ sở chính: 363 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Hotline: 0918 45 43 47

Chi nhánh: 2 Nguyễn Lương Bằng, P.9, TP. Vũng Tàu, BR-VT.

Hotline 0965 45 43 47

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *