ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA SAU SINH

Tắc tia sữa ( Clogged milk duct ) còn gọi là tắc ống dẫn sữa, là tình trạng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, ngăn không cho sữa mẹ chảy đến vùng núm vú của mẹ trong thời kỳ cho con bú. Tình trạng này có thể gây áp xe, viêm mô quanh vú, gây đau nhức cho mẹ.

1. TẮC TIA SỮA SAU SINH LÀ GÌ ?

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng tắc ống dẫn sữa. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng giãn. Tình trạng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra vòng xoắn bệnh lí, tắc sữa ngày càng nặng thêm. Tắc sữa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như căng tức vùng ngực, điểm cứng quanh bầu vú, viêm quanh vú và có thể dẫn đến áp xe quanh vú.

2. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG TẮC TIA SỮA SAU SINH LÀ GÌ ?

2.1 Nguyên nhân: do viêm mô và mạch máu xung quanh ống dẫn sữa, xảy ra do:

– Ngực chịu áp lực: mặc áo hoặc áo ngực quá chật, địu trẻ sơ sinh quá chật.

– Núm vú: Lỗ chân lông bị tắc hoặc sữa khô còn sót lại trên đầu núm vú.

– Cương cứng: Không thoát sữa đầy đủ trong khi cho con bú, xảy ra khi:

  • Không cho bé bú đủ thời gian: thời gian bú cho bé sơ sinh tới 20 phút/ bên, cách mỗi 2h/ lần. Đối với trẻ lớn hơn bú mẹ từ 5-10 phút/ lần.
  • Sữa mẹ dư thừa: do bé không bú hết hoặc không hút phần sữa thừa sau khi bé bú no, dẫn đến đọng sữa, gây tắc nghẽn.
  • Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong 5h đến 1 ngày gây tắc tia sữa.
  • Bé ngậm bắt vú không đúng: không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra, gây tồn đọng lại trong ngực.
  • Hormon: Stress, căng thẳng làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytoxin (nhiệm vụ kích thích tiết sữa).
Tắc tia sữa gây đau nhức khó chịu cho mẹ. Ảnh: Sưu tầm

2.2 Triệu chứng

  • Căng cứng vùng ngực: ngực căng cứng và to hơn so mức bình thường, mức độ căng cứng càng lúc to dần, gây cảm giác đau nhức.
  • Điểm cứng: Tắc tia làm sữa không xuống được, lâu ngày hình thành cục cứng, khi sờ vào bầu vú cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.
  • Viêm: Sưng, nóng, đỏ, đau vú và quanh vú.
  • Áp xe tuyến vú: là biến chứng khi tắc tia sữa không được can thiệp kịp thời.
  •  Sốt.

3. ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG TẮC TIA SỮA NHƯ THẾ NÀO ?

3.1 Vật lí trị liệu:

Vật lý trị liệu ứng dụng trong từng giai đoạn, từng tổn thương của tắc tia sữa:

  • Nhiệt lạnh: Giảm sưng nề cục bộ, cải thiện đau do sưng phù gây ra.
  • Laser: sử dụng laser công suất thấp giúp cải thiện quá trình sửa chữa mô, giảm đau, kháng viêm. Cơ chế sinh học tác động đến cytochrom oxidase giúp cải thiện ATP và giảm tổn thương oxy hoá.
  • Sóng ngắn: Kỹ thuật điều trị bằng sóng điện trường cao tần xoay chiều.
  • Giãn mạch, kháng viêm: Thành phần sữa mẹ khoảng 87% nước, 7% lactose, 4% chất béo và 1% protein, tuy nhiên thành phần sẽ thay đổi theo từng thời kì cho bé bú. Sóng ngắn tác dụng nhiệt lên bầu vú, theo cơ chế sinh nhiệt trong mô dưới tác dục của sóng điện từ trường. Mức độ tăng nhiệt độ của mô tỉ lệ thuận với lượng nước trong mô. Do đó, sóng ngắn giúp làm mềm các u cục do sữa vón lại và giãn nở các ống tuyến dẫn sữa. Với hàm lượng 87% nước, tác động nhiệt của sóng ngắn lên mô càng cao, giúp giãn nở các mao mạch, sử dụng liều thấp, trung bình làm tăng lượng máu qua vùng điều trị. Ngoài ra sóng ngắn giúp tăng khả năng di chuyển và tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu, tăng chuyển hoá phục hồi tổn thương.
  • Siêu âm: sử dụng sóng siêu âm (sóng dọc) giúp giảm đau cục bộ, giẫn cơ, xử lý viêm nhanh chóng.
  • Điện xung: giúp giảm đau do ức chế truyền cảm giác đau lên não, phóng thích morphin nội sinh, kích thích thần kinh cơ và các thần kinh ngoại vi. Ngoài ra dòng điện 1 chiều đều giúp giảm lượng máu ứ ở tĩnh mạch, góp phần phân bổ lưu lượng máu ở tĩnh mạch.
  • Châm cứu: Châm cứu sử dụng huyệt chính: đản trung, Ưng Song, nhũ căn, thiếu trạch, và huyệt phụ: Nội quan, thiên tỉnh. Châm 1-3 lần/ ngày, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5-10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh. Thao tác kim qua da nhanh tránh gây đau.
Tắc tia sữa sau sinh. Ảnh: Sưu tầm

3.2 Chế độ sinh hoạt:

Dinh dưỡng:

  • Bổ sung thực phẩm như đu đủ xanh (giúp sữa về nhanh chóng); Rau ngót (nhiều vitamin A, C, canxi giúp mẹ tăng cường tiết sữa), Rong biển (tăng quá trình lưu thông máu, thải độc và tăng tiết sứa).
  • Thực phẩm cần tránh: món ăn từ măng, lá lốt, cần tây, bạc hà, lá dâu (có thể gây mất sữa), đồ ăn nhanh, chất kích kích.

Ngậm bắt vú đúng cách:

  • Mẹ ôm người bé hướng vào mẹ, mũi bé ngang với núm vú của mẹ.
  • Bé bắt đầu tìm núm vú, khi đầu bé ngửa ra sau, lúc này môi trên bé chạm vào núm vú mẹ. Hành động này giúp bé mở rộng miệng ra.
  • Khi miệng bé mở rộng nhất, cằm sẽ chạm vào vú mẹ, đồng thời đầu ngửa ra sau nhiều hơn. Lúc này mẹ nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú thì bé sẽ ngậm được sâu nhất có thể.
  • Cằm bé tựa hoàn toàn vào vú mẹ, mẹ có thể nhìn thấy quầng đen của vú ở phía trên nhiều hơn phía dưới. Khi bú 2 má của bé sẽ phồng và tròn ra.
  • Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng phổ biến hiện nay. Bệnh gây đau nhức, căng, có thể dẫn đến apxe quanh vú. Tuy nhiên người bệnh nên đi khám và kiểm tra sớm khi phát hiện có một trong các triệu chứng như trên để kịp thời điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả trong đó phục hồi chức năng giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Bạn có thể đặt lịch khám tại chuyên khoa PHCN phòng khám Vĩnh Đức để được tư vấn và điều trị.

Bác sĩ

Nguyễn Thị Thiên Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *